1900.0284 [email protected]

9 điều bạn nên biết nếu muốn xin visa Schengen

Bởi: 0 bình luận

Đối với nhiều người, du lịch châu Âu là một trong những điều nằm trong “bucket list” phải thực hiện ít nhất một lần trong đời. Để thực hiện hóa ước mơ đó, bạn cần xin visa Schengen. Dưới đây là 9 điều bạn nên biết trước khi bắt tay nộp hồ sơ xin visa Schengen, một trong những loại visa có yêu cầu khắt khe về thủ tục hồ sơ cũng như lịch sử đi lại rõ ràng.

Ai cần visa Schengen?

Bất kỳ công dân nước nào không thuộc khối Schengen đều cần Visa Schengen để nhập cảnh. Có một số trường hợp ngoại lệ bao gồm những thỏa thuận với một số quốc gia nhất đinh như Hoa Kỳ, cho phép bạn có thể nhập cảnh các nước Schengen ngắn hạn nhưng sẽ cần visa nếu muốn lưu trú lâu hơn.

Đến các nước thuộc khối Schengen mà không cần visa?

Như đã đề cập ở trên, công dân Hoa Kỳ có hộ chiếu hợp lệ có thể vào khu vực này để du lịch hoặc kinh doanh tối đa ba tháng mà không cần xin cấp visa Schengen. Nếu có kế hoạch ở lại lâu hơn, họ sẽ cần phải liên lạc với đại sứ quán của đất nước mà họ dự định dành phần lớn thời gian của mình để xin visa.

Tuy nhiên, đối với công dân Việt Nam, việc có visa Schengen là bắt buộc nếu như bạn muốn được nhập cảnh vào khối này.

Điều kiện đủ để xin cấp visa Schengen

Khi nộp hồ sơ xin visa Schengen, bạn sẽ cần phải cung cấp các loại giấy tờ thích hợp và có đủ tài chính để chi trả cho mọi thứ khi bạn lưu trú tại các nước Schengen.

Giấy tờ cần thiết để xin visa Schengen

Trước tiên, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào đơn xin cấp thị thức và ký tên. Đồng thời cung cấp ảnh thẻ chụp theo định dạng ảnh hộ chiếu
Các yêu cầu xin cấp thị thực Schengen cơ bản khác bao gồm:

  • Hộ chiếu và Thị thực trước
  • Hành trình du lịch khứ hồi
  • Bảo hiểm y tế du lịch
  • Bằng chứng về chỗ ở cho toàn bộ thời gian lưu trú
  • Bằng chứng về khả năng tài chính hiện tại

Để có được bộ giấy tờ chuẩn chỉnh, vui lòng download miễn phí hồ sơ Visa Schengen và làm theo hướng dẫn nhé!

Các loại visa Schengen

Có ba loại visa Schengen khác nhau, mỗi loại phụ thuộc vào mục đích của chuyến đi.

Các loại visa bao gồm:

  • Uniform Schengen Visa – Dành cho công dân thuộc thành viên Khu vực Schengen quá cảnh hoặc cư trú tối đa 90 ngày sáu tháng một lần kể từ ngày nhập cảnh.
  • Limited Territorial Validity Visa – Cho phép bạn du lịch tại quốc gia thuộc khối Schengen đã cấp thị thực thực hoặc một số nước Schengen nhất định được đề cập cụ thể khi xin visa.
  • National Visa – Cho phép các cá nhân đang học tập, làm việc hoặc thường trú tại một trong các nước Schengen.

Thời gian xử lý

Thời gian xử lý visa Schengen khác nhau tùy thuộc vào loại visa . Đối với loại visa ngắn hạn, ví dụ như Uniform Schengen Visa, thời gian xử lý có thể từ 2 đến 10 ngày. Visa dài hạn, như National Visa, có thể mất vài tuần đến vài tháng để được xét duyệt.

Visa Schengen có thời hạn bao lâu?

Thời gian lưu trú của thị thực Schengen phụ thuộc vào lý do nhập cảnh và loại thị thực. Mỗi loại visa có thời hạn khác nhau, bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn. Visa du lịch là loại visa phổ biến nhất, cho phép bạn lưu trú tối đa 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Tìm hiểu thêm: Visa Schengen có thời hạn bao lâu

Đi du lịch đến nhiều nước khác nhau với Visa Schengen

Nếu bạn có kế hoạch đến thăm các nước khác trong khu vực Schengen, bạn nên nộp đơn xin thị thực tại Đại Sứ Quán của quốc gia mà bạn sẽ dành nhiều thời gian lưu trú nhất. Sau khi nhận được visa nhập cảnh, bạn có thể đi du lịch đến các nước Schengen thoải mái.

Bị từ chối cấp visa Schengen

Bạn sẽ nhận được tài liệu nêu rõ lý do tại sao việc xin visa Schengen của bạn không được chấp thuận. Bạn có thể gửi kháng cáo bằng cách liên hệ với cơ quan xét duyệt visa hoặc xin lại visa sau một thời gian nhất định.

Tìm hiểu thêm về Lí do bị từ chối visa Schengen để có những hướng khắc phục cho bộ hồ sơ của bạn!

Trên đây là 9 điều cần chú ý cho những ai đang chuẩn bị xin visa Schengen. Hy vọng cả nhà sẽ không gặp khó khăn trong quá trình xin visa để chạm tới giấc mơ châu Âu của mình, và đừng quên liên hệ với Visana qua 1900 0284 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé.

Tổng hợp: Kinh nghiệm xin visa Schengen

Related post

Leave A Comment