1900.0284 [email protected]

Kinh nghiệm nhập cảnh Schengen

Bởi:

Visa Schengen là một trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới, loại visa này cho phép bạn nhập cảnh 26 quốc gia. Nhưng khi được cấp visa Schengen rồi thì bạn đã biết rõ quy trình nhập cảnh khi đến các nước trong khối Schengen chưa?  Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm nhập cảnh Schengen qua bài viết này từ Visana nhé!

kinh nghiệm nhập cảnh schengen

A. Một số lưu ý trước chuyến đi

1. Xin visa

Visa Schengen được coi là loại “visa thần thánh”. Vì sao ư? Vì khi làm loại visa này bạn sẽ được phép nhập cảnh bất kì quốc gia nào nằm trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm 26 nước: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia. Nó có nghĩa là bạn chỉ cần xin visa vào 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen sẽ được tự do đi lại trong 26 nước mà không cần phải xin Visa từng quốc gia.

Kinh nghiệm là bạn hãy xin Visa Schengen vào nước dự định nhập cảnh đầu tiên hoặc thời gian lưu trú tại nước này là lâu nhất. Để biết thêm thông tin về xin visa loại visa này, vui lòng tham khảo thông tin tại bài viết Thủ tục làm visa Schengen.

2. Book khách sạn

Bạn nên chủ động tìm hiểu và book khách sạn từ sớm để tiết kiệm thời gian và chi phí. Khi đi lịch nước ngoài thì chủ yếu mọi người hay book trên các trang đặt phòng trực tuyến như: Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com , v.v. Ưu điểm của những trang web book phòng này đó là nó liên kết với rất nhiều khách sạn trên toàn thế giới, chính vì thế khi bạn thăm quan du lịch ở bất kì đâu đi chăng nữa thì vẫn có thể tìm được chỗ ở. Ngoài ra, những trang này còn hay có những chương trình khuyến mại giảm  giá giúp cho bạn đặt được phòng với giá hời nhất.

Chủ yếu các nước trong khối Schengen đều có chi phí rất đắt đỏ nên bạn hãy cân nhắc khi book khách sạn. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể chọn những homestay, hostel hoặc những nhà nghỉ bình dân với giá cả phải chăng.

kinh nghiệm nhập cảnh schengen

3. Đổi tiền

Đa số tại các nước trong khối Schengen (trừ Hungary, Séc và Ba Lan) bạn đều có thể dùng tiền Euro để giao dịch. Chính vì thế mà bạn nên đổi sang đồng Euro. Một lưu ý khi đổi tiền đó là bạn nên đổi tiền ở những nơi chuyên đổi tiền hoặc các ngân hàng thay vì đổi trực tiếp ở sân bay. Bởi vì đổi ở sân bay tỉ giá chênh lệch cao, bạn đổi sẽ bị thiệt.

Theo quy định của hải quan sân bay, mỗi người chỉ được mang tối đa là 10000 Euro. Nếu bạn mang nhiều hơn số tiền này thì bạn sẽ bị tịch thu và tạm giữ thẩm vấn do vi phạm luật thuế.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết cho chuyến du lịch châu Âu tự túc

B. Hướng dẫn nhập cảnh

1. Điền tờ khai nhập cảnh

Trong khối Schengen có 4 quốc gia có số đơn xin Visa Schengen nộp vào nhiều nhất lần lượt là Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Vì vậy, trong bài viết này, Visana sẽ đề cập đến cách điền tờ khai nhập cảnh của nước Pháp, nếu bạn có thắc mắc về tờ khai thì có thể nhờ sự trợ giúp của nhân viên ở sân bay.

Tờ khai nhập cảnh vào Pháp có 3 mặt trong đó có 1 mặt để trắng. Mặt trước của tờ khai bạn phải điền đầy đủ thông tin như sau:

Họ (Family Name): Điền tiếng Việt in hoa, không dấu

Chữ lót và tên (First name and Middle name): Điền tiếng Việt in hoa, không dấu

Quốc tịch (Nationality): Vietnamese

Nam hoặc nữ (Male and Female): Male: Nam, Female: Nữ

Số hộ chiếu (Passport No.): Kiểm tra lại trong trang đầu của hộ chiếu. Ví dụ: B5370533

Ngày tháng năm sinh (Date of Birth)

Số visa (Visa No)

Địa chỉ tại Pháp (Address in France): Có thể ghi tên khách sạn nơi bạn sẽ ở trong thời gian lưu trú tại đây

Chữ ký (Signature)

Số hiệu chuyến bay (Flight ): Được in trên tấm vé máy bay đi Pháp của bạn hoặc trong thẻ lên máy bay

Thông tin mặt sau của tờ khai nhập cảnh bạn cần điền:

Type of flight: Bạn có thể tích vào ô schedule (du lịch có kế hoạch)

First trip to France: Nếu là lần đầu tới Pháp bạn có thể tích vào ô Yes còn đã từng tới trước kia thì tích vào ô No.

Travelling on group: Bạn có đi cùng nhóm hay không.

Accommodation: Loại hình ở như khách sạn, homestay, v.v.

Purpose of visit: Mục đích của chuyến đi.

Yearly income: Thu nhập cả năm

Occupation: Nghề nghiệp

Country of residence: Quốc gia bao gồm thành phố

2. Những vật dụng cần thiết cho chuyến đi

Giấy tờ: Tiền, thẻ tín dụng, hộ chiếu, visa, bằng lái xe, chứng minh thư, bảo hiểm, v.v.

Đồ dùng công nghệ: Máy ảnh, điện thoại, sạc, v.v.

Vật dụng cá nhân: Quần áo, bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, ô dù, lược chải tóc, kính râm, giầy dép, một số loại thuốc, v.v.

3. Những đồ dùng không được mang lên máy bay

– Các loại dao, gươm, kiếm, gậy, dùi cui, búa, bật lửa, v.v.

– Các dung dịch lỏng như: dầu gội, sữa tắm, nước, v.v. có dung tích lớn hơn 100ml. Nếu bạn muốn mang theo thì có thể kí gửi.

– Những đồ ăn nặng mùi như sầu riêng, mắm tôm cũng bị cấm khi mang lên máy bay. Nếu bạn muốn mang thì cần phải đóng vào hộp xốp hoặc hộp nhựa sau đó kí gửi.

– Hải sản, thịt và các sản phẩm đông lạnh nếu không đóng gói cẩn thận cũng không được phép mang lên máy bay.

kinh nghiệm nhập cảnh schengen

Chắc chắn rằng những chia sẻ ở trên đã giúp cho bạn bỏ túi được một số kinh nghiệm nhập cảnh khi đến với các quốc gia trong khối Schengen rồi phải không nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến xin visa Schengen và du lịch châu Âu, vui lòng liên hệ với Visana qua hotline 1900 0284 bạn nhé.

Tổng hợp: Kinh nghiệm du lịch châu Âu tự túc

Related post